Tiêu chí lựa chọn bao bì nhựa dưới góc nhìn của nhà sản xuất

06/09/22

Thông thường, khách hàng khi có nhu cầu về bao bì nhựa có xu hướng quan tâm đến những câu hỏi khá giống nhau: chất liệu nên sử dụng là gì, kích thước và độ dày như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá thành và có thể giảm bớt những gì để tiết kiệm chi phí?

Và còn rất nhiều câu hỏi khác có thể phát sinh, không chỉ dành cho những người mới bắt đầu công việc kinh doanh, mà còn cho cả những khách hàng đã có khá nhiều kinh nghiệm.

Sau đây sẽ là một số tiêu chí để lựa chọn bao bì nhựa, dưới góc nhìn của một nhà sản xuất

  1. Tiêu chí về lựa chọn kích thước và độ dày trong bao bì nhựa

Trong nhiều trường hợp, việc khách hàng có nhận được những gì họ thực sự cần hay không, không chỉ nằm ở giá thành, chất lượng hay thời gian của đơn đặt hàng. Điều cốt lõi đôi khi lại nằm ở việc họ có được câu trả lời cho mọi thắc mắc của mình. Nhưng cũng trong rất nhiều trường hợp khác, khách hàng chỉ cần một đơn vị sản xuất ra loại bao bì chính xác theo ý muốn của mình.

Một nhà sản xuất chỉ đơn giản là tôn trọng khách hàng khi làm mọi thứ để đảm bảo rằng vật liệu, kích thước và độ dày của bao bì chính xác với yêu cầu của khách hàng đưa ra. Tuy nhiên, chính việc này thường khiến các nhà sản xuất rơi vào thế khó khăn, khi phải tuyệt đối tuân theo yêu cầu mặc dù nhận thức được rõ đó sẽ là loại bao bì không đạt được hiệu suất đóng gói cao nhất. Lấy ví dụ, một đại lý bán buôn yêu cầu sản xuất một lô túi nilon 35 x 50 cm, dày 70 micron để đựng sản phẩm thời trang. Nhà sản xuất nhận thức rõ rằng loại túi có độ dày nhỏ hơn, khoảng 30 hoặc 40 micron, sẽ là phù hợp với mục đích đóng gói này. Tất nhiên, điều này sẽ được báo cáo cho khách hàng, nhưng một vài trong số họ vẫn yêu cầu thực tiếp tục lựa chọn của riêng mình.

Trường hợp này diễn ra không thường xuyên, hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu nhà sản xuất tính toán độ dày của bao bì mỏng nhất có thể, miễn sao cho chất lượng sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng. Thật vậy, phương án khả thi để tiết kiệm hợp lý nhất chính là giảm độ dày của bao bì, bởi vì chính cân nặng của nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến giá thành của chúng.

Dày hơn chưa hẳn đã tốt hơn, độ dày của gói hàng quá mức cần thiết sẽ là hoàn toàn không hợp lý và có thể làm giảm chất lượng của gói hàng một cách kỳ lạ. Và máy hàn miệng túi thủ công và bán tự động cũng có một số hạn chế về giới hạn của độ dày bao bì để có thể sử dụng được. Độ dày của màng càng lớn thì sức mạnh của đường liên kết càng dễ bị phân tán.

Kích thước chiều rộng miệng túi, chiều dài và chiều cao (nếu có) cũng hết sức quan trọng. Phần bao bì dư thừa không những gây lãng phí mà còn làm kém đi tính thẩm mỹ của gói hàng. Và trong lựa chọn kích thước, độ dày cho bao bì nhựa, yếu tố "vừa vặn và phù hợp" sẽ là quan trọng hơn tất cả những con số. Bạn có thể tham khảo thêm về cách tính kích thước bao bì nhựa cho từng loại sản phẩm cách tính độ dày phù hợp cho bao bì nhựa ở những bài viết trước của chúng tôi. Hoặc đơn giản hơn là nhận sự tư vấn của nhà sản xuất bao bì mà bạn lựa chọn.

bao bì vừa vặn và phù hợp sẽ đem đến hiệu ứng tốt về thị giác
bao bì vừa vặn và phù hợp sẽ đem đến hiệu ứng tốt về thị giác
  1. Chất liệu nhựa nào sẽ là phù hợp cho bao bì của bạn?

Để xác định loại vật liệu ban đầu, hãy điểm qua các đặc điểm của từng loại hạt nhựa chính thường được sử dụng.

Bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) là loại cơ bản nhất cả về quy trình sản xuất và hình thức bên ngoài. Chúng rẻ và dễ sản xuất, và do đó chiếm một thị phần to lớn, xuất hiện ở tất cả các chuỗi cung ứng đến các chuỗi bán lẻ. Nhựa PE chia thành là HDPE hoặc LDPE (mật độ cao và mật độ thấp). Túi nhựa HDPE cứng và chịu lực tốt, mờ đục hơn LDPE. Còn túi nhựa LDPE dẻo dai hơn và có thể bị kéo giãn nhiều hơn HDPE.

Túi làm từ nhựa PP (Polypropylene) hay OPP (Orient-Polypropylene) cứng và trong suốt hơn nhiều so với nhựa PE, nhưng chúng cũng rất dễ bị xé rách khi có một vết thủng hay trầy xước sẵn.

Bên cạnh chủng loại nhựa, khách hàng cũng có thể quyết định sử dụng loại nhựa nguyên sinh hoặc nhựa tái sinh, tái chế pha theo tỷ lệ nhất định. Thông thường, để tiết kiệm chi phí cho khách hàng, các nhà sản xuất cũng thường đề nghị họ đặt túi từ từ polyethylene tái chế. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn chưa có một quy chuẩn thống nhất về tỷ lệ pha trộn và đánh giá chung về sự ảnh hưởng đến độ bền của túi tái chế. Đương nhiên rằng, những đặc tính cơ học của chúng như độ bền và độ dẻo dai sẽ càng giảm đi khi tỷ lệ pha trộn được tăng lên.

Ngoài ra, chúng sẽ trông không được đẹp như sản phẩm làm bằng nhựa nguyên sinh. Ngay cả một người không chuyên nghiệp cũng có phân biệt chỉ bằng mắt thường rằng anh ta đang cầm một chiếc túi làm bằng nhựa tái chế trên tay.

Không phải nhà sản xuất nào cũng đồng ý sử dụng nhựa tái chế trong quy trình sản xuất của họ, đặc biệt là đối với những mặt hàng bao bì thực phẩm. Hình thức tiết kiệm chi phí này chỉ có thể được thực hiện khi sản xuất bao bì dành cho thị trường thứ cấp. Sản phẩm làm từ nhựa tái chế thường vẩn đục, có màu xám hoặc màu be bẩn. Người ta thường sản xuất túi nhựa màu đen để che đi các khiếm khuyết này.

những chiếc túi nhựa tái chế thường có màu sắc mờ đục không bắt mắt
những chiếc túi nhựa tái chế thường có màu sắc mờ đục không bắt mắt
  1. Chọn kiểu dáng bao bì phù hợp cho từng loại sản phẩm

Bao bì nhựa có rất nhiều kiểu dáng đa dạng. Ngoại trừ một số loại đặc thù thiết kế riêng cho mục đích đóng gói cụ thể, thì vẫn có những trường hợp khách hàng có thể cần tư vấn về hình thức bao bì phù hợp. Thí dụ như túi nhựa hình hộp để lót trong thùng carton hay trùm lên pallet hàng hóa, tùy vào nhu cầu cụ thể mà khách hàng có thể chọn giữa loại túi hình hộp đáy vuông, túi xếp hông hay các loại túi nilon khổ lớn thông thường.

Còn đối với túi mua sắm thông dụng, có loại túi nilon đục lỗ tay cầm (túi D-Cut), cũng có loại túi xốp 2 quai (túi T-shirt hoặc U-Cut) hoặc túi quai xách. Loại túi dụng nhất, túi T-shirt có đặc điểm mỏng, nhẹ mà công suất chứa đựng cực lớn. Đây là loại túi không thể thiếu ở các siêu thị hoặc các khu chợ. Nhờ chất liệu HDPE chịu lực tốt và đặc điểm thiết kế thông minh mà loại bao bì này không cần sử dụng loại màng dày. Túi càng mỏng đi thì cân nặng càng nhẹ và giá thành trên mỗi đơn vị túi lại càng giảm. Thế nhưng loại túi này lại có một điểm trừ, chất liệu HDPE dễ nhăn nhúm, nhất là khi chiếc túi được cột túm lại bằng chính quai xách của chúng. Khi được in ấn thì hình ảnh cũng bị méo mó và hiệu quả quảng cáo sẽ không mấy ấn tượng. Chưa kể việc rất khó áp dụng các công nghệ in ấn trên một lớp màng HDPE mỏng.

Túi LDPE được đục lỗ tay cầm (túi D-cut) có hình chữ nhật, dày hơn đáng kể so với túi HDPE, khiến cho giá thành chia cho mỗi đơn vị túi bị đội lên đáng kể. Nhưng bù lại chúng ít bị nhăn nhúm và dễ in ấn hơn. Các shop thời trang hay đồ gia dụng thường sử dụng loại bao bì này để tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Cuối cùng là loại túi có quai xách, được gắn thêm vào chứ không sản xuất bàn phương pháp dập lỗ. Đây là loại túi quai xách phức tạp nhất khi mà phần quai bằng nhựa hoặc các chất liệu khác được sản xuất riêng và gắn vào túi bằng phương pháp ép nhiệt, may dán keo hoặc may vào thân túi. Túi có quai xách rời là loại túi bền và chịu lực tốt nhất. Hơn nữa, tay cầm càng phức tạp thì khả năng chịu tải càng cao. Khi đặt hàng túi cao cấp này, tốt hơn hết bạn nên ưu tiên cho túi có tay cầm dán keo và được gia cố hơn là tay cầm được hàn nhiệt. Một tay cầm như vậy sẽ khó rơi ra, và phần gia cố này trong thực tế cũng khó có thể nhìn thấy được, hoàn toàn không làm mất đi tính thẩm mỹ. Bạn cũng có thể in với chất lượng rất cao trên những chiếc túi này.

Không phải tất cả các túi có tay cầm đều cần tới nếp gấp bên hông để tạo ra mặt đáy. Công đoạn xếp hông này cũng làm tăng thêm chi phí. Chỉ nên đặt túi loại này để đựng các mặt hàng cồng kềnh. Đối với các tập sách hoặc tài liệu quảng cáo là các mặt hàng có dạng phẳng, một chiếc túi không có nếp gấp và đáy sẽ phù hợp hơn.

túi nhựa mua sắm cũng có rất nhiều loại và kiểu dáng
túi nhựa mua sắm cũng có rất nhiều loại và kiểu dáng
  1. Gợi ý về lựa chọn màu sắc và các phương pháp in ấn

Đôi khi có những bất đồng xảy ra khi các nhà sản xuất cố thuyết phục khách hàng về sự kết hợp vụng về của các màu sắc trên bao bì. Mặc dù trên thực tế là đội ngũ nhân viên của mỗi công ty sản xuất bao bì nhất thiết phải bao gồm một nhà thiết kế giàu kinh nghiệm, có khả năng hiểu được những mường tượng khách hàng về hình ảnh cuối cùng của bao bì chỉ dựa trên lời nói. Riêng đối với phần in ấn này, khách hàng luôn có xu hướng tuân theo ý kiến ​​của họ bất chấp những rào cản về mặt kỹ thuật cũng như chi phí có thể tăng lên. Luôn có những điều phải khuyến cáo khách hàng như những màu sắc khi in cùng nhau sẽ kém nổi bật, hay như những bản in 1 màu trên túi nhựa trong suốt cần phải tính đến màu nền của sản phẩm bên trong, …

Để tránh những trường hợp kết quả sau khi đóng gói trái ngược hoàn toàn với những gì đã hình dung, khách hàng nên nhận được tư vấn từ các nhà thiết kế hoặc nhà sản xuất túi ni lông có kinh nghiệm.

Khách hàng cũng cần cân nhắc giữa phương pháp in lụa hoặc trục đồng, hay thậm chí là cả in flexo nếu ngân sách dồi dào. Trong khi in trục đồng hay in flexo có thể được gọi là một công đoạn sản xuất riêng biệt, do được thực hiện bằng máy móc phức tạp trên cuộn ni lông trước khi cắt thành túi, thì in lụa là một công nghệ thủ công khá tốn kém. Ưu điểm đáng kể nhất của in lụa có thể được coi là tính khả thi về kinh tế khi làm việc với số lượng ít hoặc nhiều màu. Một cơ sở in nhiều kinh nghiệm có thể giúp khách hàng có bản in chất lượng ngay cả với phương pháp in thủ công này, với chi phí rất thấp. Vì trong những công việc mang tính thủ công, sẽ có nhiều thủ thuật có thể được áp dụng. Thí dụ như sử dụng màu nền của túi ni lông làm một màu in, được bao quanh bởi cái mảng màu khác.

Ngược lại, phương pháp in ống đồng phù hợp hơn với những đơn hàng có số lượng từ lớn đến rất lớn. Giá thành in trục đồng rẻ hơn nhiều so với in lụa, nhưng chí phí ban đầu để sản xuất trục lại khá lớn. Với in ống đồng, việc sản xuất càng đắt hơn khi diện tích hình in càng lớn. Do đó, bạn cần bình tĩnh lựa chọn kích thước bản in, một thiết kế chỉnh chu sẽ giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất.

Về màu sắc của túi, không phải lúc nào cũng nhất thiết sử dụng túi ni lông có màu. Phụ phí cho màu sắc sẽ là ít nhất 20%, bởi các hạt tạo màu không rẻ, cộng với chi phí cho việc tẩy rửa hệ thống trục vít sau sản xuất.

Chúng tôi cho rằng, mọi khoản tiết kiệm chi phí nào về lâu dài đều trở nên đáng giá. Vì vậy nhưng thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho độc giả. Khi đặt mua một lô hàng bao bì, trước hết bạn nên xác định rõ mẫu mã, đặc điểm, chất liệu và khả năng chịu tải của chúng, sao cho phù hợp với lưu lượng hàng hóa và hình ảnh cuối cùng của sản phẩm sau đóng gói.

kỹ năng thiết kế có thể giúp bản in 1 màu vẫn có thể trở nên rất ấn tượng
kỹ năng thiết kế có thể giúp bản in 1 màu vẫn có thể trở nên rất ấn tượng

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ KHANG LỢI
Địa chỉ: A5/43C đường 1A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hotline: 0902409906 | Email: baobikhangloi@gmail.com
2020 Copyright Bao Bì Khang Lợi facebook twitter instagram Google map Youtube DMCA.com Protection Status